Sự cố cáp có thể xảy ra dưới nhiều tác nhân khác nhau như một số chỉnh sửa, khuyết tật lắp đặt, và các nguyên nhân khác ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống(Rò điện). Thông thường nhất là các lỗi như:
Tùy thuộc vào địa hình lắp đặt, cách bố trí, thiết kế hệ thống mương cáp và các yêu tố khác sẽ có các phương pháp tìm kiếm hiệu quả được sử dụng. Dưới đây là một số phương pháp vận hành cụ thể để dò tìm sự cố cáp ngầm được PEMOM nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn
Để áp dụng đúng phương pháp, nâng cao hiệu quả dò tìm, phải kiểm tra và khoanh vùng sự cố điện trở thấp(ngắn mạch) hay điện trở cao(đứt cáp)
Toàn bộ các pha của tuyến cáp đều phải được thử nghiệm, điện trở cách điện với từng pha, và điện trở cách điện với đất.
Thử nghiệm cao áp một chiều để xác định điện áp rò rỉ của thiết bị. Ngưỡng rò rỉ sẽ được sử dụng cho các lần thử nghiệm tiếp theo như là một mức thử nghiệm tối thiểu cho quá trình áp dụng các phương pháp dò tìm. Phương pháp tương tự có thể được áp dụng để tìm ra sự cố khi muốn áp dụng để tìm sự cố của vỏ cáp.
Sau khi phân tích rõ loại sự cố, việc quan trọng nhất là định vị điểm sự cố để tiến hành xử lý, đấu nối lại hệ thống. Việc áp dụng các phương pháp định vị có thể được áp dụng linh động để xác định đến sai số 1% chiều dài(đối với cáp ngắn, hoặc dưới 3m đối với cáp dài).
*Các Phương Pháp Định Vị:
1. Đo Sóng Phản Xạ: Phương pháp cơ bản nhất và được sử dụng rộng rãi nhất để ước lượng tổng chiều dài cáp hoặc sử dụng để định vị điểm sự cố khi gặp trường hợp các lỗi ngắn mạch với nguyên lý – Phóng một xung song song vào dây dẫn, tín hiệu sẽ phản xạ lại khi thấy sự thay đổi điện trở của cáp.
2. Phòng Phá Hủy Cách Điện Áp: Trong trường hợp cáp được xác định lỗi điện trở cao, sử dụng một nguồn điện cao áp công suất lớn để phá hủy cách điện cáp và chuyển sự cố cáp thành lỗi ngắn mạch để sử dụng phương pháp đo sóng phản xạ
3. Phương Pháp Đa Xung: Thiết bị phóng sóng cao thế cùng với sóng tín hiệu phản hồi vào cáp, Loạt tín hiệu này phá hủy tạm thời cách điện của cáp và phản xạ lại vị trí của cáp như phương pháp “Sóng Phản Xạ“
4. Phương Pháp Sai Lệch Sung: Phương pháp chuyên dụng cho các trường hợp sự cố nghiêm trọng khó tìm, môi trường đặc biệt, đoạn cáp đặc biệt dài, cáp trên không – Để áp dụng phương pháp này, cần chuẩn bị một đoạn cáp không bị sự cố chạy song song với cáp đang cần xác định lỗi. Kết nối tương tự sơ đồ tùy theo mức điện áp(Trừ khi tận dụng cáp hiện hữu để tạo cầu nối).Bước đầu, bơm dòng cao áp song song vào 2 cáp như hình 1, tiếp theo chúng ta kết nối 2 đoạn bằng một đoạn dây cầu tại đầu cuôi của 2 cáp. Sóng tín hiệu phản hồi sẽ kéo dài đoạn cáp không bị sự số theo chiều cuối đường dây đến điểm sự cố của cáp lỗi. Sau đó, ta đặt chồng hai đồ thị lên nhau, đo khoảng lệch sóng tạo ra bởi đoạn cáp không sự cố, ta sẽ có được chiều dài đoạn cáp sự cố tính từ đoạn cuối của cáp.
Sau khi đã khoanh được vùng cáp lỗi, chúng ta vẫn cần định vị chính xác điểm cần xử lý, tất cả quy trình định vị sẽ được hướng dẫn theo các phương pháp dưới đây:
1. Truy Vết Cáp: Dò tìm sự cố cáp ngầm thực sự thành công là dựa vào việc xác định được vị trí tuyến cáp hoặc các tuyến khác liên quan phía dưới lớp đất. Ngoại trừ trường hợp có để định vị dược đường đi tuyến cáp theo sơ đồ bàn giao hệ thống, chúng ta có thể áp dụng phương pháp Đình Xung(nhỏ nhất hoặc lớn nhất) – Một sóng tần số âm thanh được phát trực tiếp vào đoạn cáp theo phương pháp Galvanic, Kết nối với CT tròng vào cáp hoặc với một khung ăng-ten như hình dưới
Phương pháp kết nối Galvanic vẫn là ưu tiên hàng đầu, tuy nhiên trong những trường hợp bắt buộc như dò tìm trên đoạn cáp đang hoạt động, hoặc các tình huống tương tự thì vẫn dùng dùng phương pháp cảm ứng từ. Đối với phương pháp Galvanic yêu cầu tần số sóng thấp hơn, đoạn dẫn kết nối cũng nhỏ hơn so với 2 phương án còn lại. Sóng âm thanh truyền trong đoạn cáp sẽ được phát hiện nhờ đầu dò tín hiệu và bộ ghi nhận tín hiệu. Tương ứng với chiều hoạt động của bộ thu mà sẽ cảm ứng theo 2 phương pháp khác nhau như hình bên dưới.
Ngoài ra, có thể áp dụng phương pháp tam giác vuông cân để cảm ứng được độ sâu của cáp theo hình sau:
2. Đánh Dấu Điểm Âm Thanh: Phương pháp này áp dụng tốt cho các cáp lỗi điện trở cao hoặc không ổn định, với tính hiệu ‘Nổ’ bên trong cáp. Một loạt các xung cao áp được phóng vào cáp gây ra âm thanh có thể được cảm ứng bằng bộ thu và tai nghe trên mặt đất. Khoảng cách càng gần thì biên độ âm thanh càng lớn. Tuy nhiên, khi cáp được bố trí bên trong ống luống, âm thanh sẽ gây sự nhầm lẫn khi dò, ví dụ điển hình là âm thanh lớn nhất có thể chỉ là do sự hư hỏng bề mặt ống chứa dây chứ chưa phải đúng vị trí bố trí cáp. Khi này thì phương pháp cảm ứng từ trường sẽ được áp dụng thay thế để xác định chuẩn xác hơn.
We at The Gardeny are proud to offer carefully designed landscapes crafted to suit our commercial
clients’ preferences while prioritizing sustainability.
Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.