Dịch Vụ Lắp Đặt Hệ Thống, Thiết Bị Điện

Return and Refund Policy

Hệ thống lưới Điện Việt Nam được chia làm các cấp điện áp khác nhau: Cao thế (500kV, 200kV, 110kV), Trung thế (35kV, 22kV, 10kV, 6KV) và Hạ thế (0.4kV).Tương ứng với mỗi cấp điện áp cao- trung- hạ thực hiện các chức năng riêng biệt: cấp cao thế dùng cho mục đích truyền tải, cấp trung thế dùng cho mục đích phân phối, cấp hạ thế dùng cho mục đích sử dụng.CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ PEMOM chuyên cung cấp dịch vụ tổng thầu cung cấp và lắp đặt vật tư – thiết bị cho công trình Đường dây, Trạm biến áp và phân phối điện các cấp thiết bị khác nhau
1. Đường dây truyền tải: Đường dây trên không, Đường dây ngầm.
2. Trạm biến áp: Trạm biến áp phòng, Trạm biến áp nền, Trạm biến áp treo (đặt) trụ., Trạm biến áp trụ thép, Trạm biến áp hợp bộ ( trạm Kios).
3. Vật tư- thiết bị trung hạ thế: Thiết bị trung thế: tủ RMU, LBS, DS,VCB, LA,...Vật tư trung thế: Cầu chìhì trung thế, sứ trung thế, cáp trung thế,…Thiết bị hạ thế: Tủ phân phối hạ thế, ACB, MCCB, MCB, CB,…Vật tư hạ thế: Cáp hạ thế, ….
Lắp đặt thiet bi dien - PEMOM

Xây Lắp Đường Dây và Trạm Biến Áp

Xây lắp đường dây phân phối và trạm biến áp là nền tảng phát triển và ra đời của công ty

Năng lực xây lắp trạm biến áp và phân phối của PEMOM đã được kiểm chứng qua sự hài lòng, tín nhiệm của chủ đầu tư với phương châm “Chất lượng đảm bảo, tiến độ đáp ứng, an toàn tuyệt đối” với những sản phẩm khác nhau từ các công trình trạm biến áp từ 500kV – 110kV – 24kV (dung lượng từ 560 kVA đến 450 MVA); 

z2530779655461_c69975d83b8d2534caca23ebd3bb59d8

Lắp Đặt Trạm Trung Thế

Tủ điện có loại có bệ đỡ loại gắn tường. Việc lắp đặt các tủ này sẽ kết hợp với công tác xây dựng. Trước khi hoàn thiện tường sẽ định vị các thanh sắt và tắc kê để sau này lắp đặt tủ.

Trong các tủ sẽ gắn các bảng tên của các nhánh ra nhằm thuận tiện cho việc kiểm tra và vận hành sau này. Các thiết bị trong tủ được lắp đặt, đấu nối, chỉnh định bởi các kỹ sư và công nhân cơ điện bậc cao, có kinh nghiệm và sẽ thử nghiệm bằng các thiết bị chuyên dụng. Bản vẽ kích thước và chi tiết các thiết bị trong tủ sẽ được cung cấp cho chủ đầu tư và tư vấn giám sát trước khi tiến hành sản xuất và lắp đặt tủ. Tủ điện sẽ được chế tạo và lắp đặt theo đúng quy định của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn IEC.

z2529274682892_e4a8d1edc16c665eeb474fdf324c2871

Dịch Vụ Xây Lắp – Đầu Tư Năng Lượng Tái Tạo

Mặt Trời – Gió

PEMOM ENERGY cung cấp dịch vụ trọn gói từ giai đoạn tư vấn, thiết kế kỹ thuật, cung cấp vật tư đến triển khai thi công. Chúng tôi còn linh hoạt tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu thực tế của chủ đầu tư. Đặc biệt, bên cạnh thi công hệ thống chất lượng cao nhờ đội ngũ kỹ sư chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, chúng tôi còn giúp tối ưu việc vận hành hệ thống nhờ hệ sinh thái dịch vụ năng lượng mặt trời đa dạng, trên toàn quốc. PEMOM ENERGY mang lại các gói giải pháp cho khách hàng:
Mô hình Điện Hòa LướiXây dựng tiêu chuẩn hóa với hiệu suất cao hơn đến 20% so với hệ thống thông thường
Mô hình BLT
Build – Lease – Transfer
Xây dựng và bàn giao hệ thống đến 82% công suất cho khác hàng
Mô hình ESS 
Energy Storge System
Hệ thống năng lượng lưu trữ

Lắp Đặt Phân Phối Hạ Thế

Trong hệ thống điện tất yếu phải có các tủ phân phối đầu tải, các tủ hạ thế nhằm phân phối từ đầu sau trạm biến áp hạ thế bao gồm:

– Tủ nguồn phân phối chính(MSB, MBD);
– Tụ bù công suất;
– ATS – Máy phát điện – UPS;
– Thang, máng, tray chứa cáp;
– Tủ điện động lực – Điều khiển;
– Dây điện – CB – Contactor;
– Máy bơm nước – Ống nước;
– Hệ thống chiếu sáng;
– Hệ thống chống sét.

Thi công hệ thống cơ điện

Với vai trò là đơn vị chuyên thiết kế, thi công hệ thống cơ điện cho các công trình, PEMOM xin gửi tới quý độc giả bài viết giới thiệu về quy trình tiến hành thi công hệ thống điện công trình. Quy trình này áp dụng chung cho việc thi công hệ thống điện nhà xưởng, tòa nhà, khách sạn hoặc các công trình xây dựng dân dụng khác.

1. Khái quát về hệ thống điện công trình
Trong các công trình thi công, xây dựng cơ điện, hệ thống điện có thể chiếm tới 30 – 50% tổng khối lượng công việc. Có những dự án phần điện có thể lên tới 80% tổng khối lượng thi công, lắp đặt. Hệ thống điện trong các công trình thường được chia làm 2 phần: Điện nặng và điện nhẹ.

Hệ thống điện nguồn

– Trạm biến áp – Tụ bù công suất;

– ATS – Máy phát điện – UPS;

– TrunKing – Tray cable – Ladder cable;

– Tủ điện động lực – Điều khiển;

– Dây điện – CB – Contactor;

– Máy bơm nước – Ống nước;

– Hệ thống chiếu sáng;

– Hệ thống chống sét.

Hệ thống điện nhẹ

– Hệ thống hạ tầng viễn thông tòa nhà;

– Hệ thống cáp mạng máy tính, cáp điện thoại, tổng đài điện thoại;

– Hệ thống truyền hình trung tâm CATV;

– Hệ thống camera an ninh CCTV;

– Hệ thống điện thoại gọi cửa – Đóng mở khóa bằng thẻ từ;

– Hệ thống phát thanh công cộng;

– Hệ thống kiểm soát xe ra vào;

– Hệ thống quản lý tòa nhà.

2. Trình tự tổ chức trước thi công, lắp đặt điện công trình
Như trên đã trình bày, hệ thống điện có thể được hiểu là toàn bộ các công việc được thực hiện nhằm mục đích đưa điện năng tới các thiết bị phụ tải và tiêu thụ điện. Để quá trình thi công, lắp điện công trình diễn ra an toàn, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nói chung của toàn công trình cần trải qua 5 bước như sau:

– Lắp đặt ống bảo vệ

– Lắp đặt cáp điện;

– Lắp đặt tủ điện, bảng điện;

– Lắp đặt thiết bị điện;

– Công tác đấu nối kiểm tra, nghiệm thu đấu điện, thử nghiệm, vận hành.

 

2.1. Lắp đặt ống bảo vệ
Mục đích lắp đặt ông bảo vệ là để đảm bảo tình trạng tốt nhất cho hệ thống dây cáp, ống ngầm dưới đất, ống gas thoát nước máy lạnh. Ống bảo vệ dùng trong công trình có thể là loại nhựa dẻo, inox hoặc chịu được nhiệt và lực va chạm cơ khí, đồng thời có thể uốn được dễ dàng. Vị trí các ống có thể được chôn ngầm trong tường, sàn bê tông. Những vị trí có tầng kỹ thuật, ống đi trên sàn kỹ thuật được đặt nổi.

Các ống đặt trong sàn bê tông được tiến hành thi công sau khi công nhân xây dựng đan xong lớp sắt sàn. Ở vị trí chỉ có một lớp sắt sàn thì ống nhựa được đặt trên lớp sắt đó, còn ở nhựng vị trí có hai lớp sắt thì các ống nhựa được đặt giữa hai lớp sắt. Ơ những vị trí ngã rẽ các ống được uốn cong bằng lo xo với bán kính từ 6 – 9 lần đường kính ống để thuận lợi cho việc kéo dây và thay thế dây sau này. Cơ điện Galaxy không sử dụng các co nối ở những vị trí này, điều này ảnh nhiều đến việc kéo dây do góc cua quá gắt. Mọi ngã rẽ từ 3 nhánh trở lên Galaxy M&E đều sử dụng các box để tiện cho việc kéo dây và kiểm tra sau này. Tất cả các đầu ống chờ kéo dây đều được bọc kín tránh vật lạ lọt vào trong và gây khó khăn cho việc bảo trì. Khi đặt ống ngầm tại những vị trí phải cắt ống và nối thì tất cả các đầu cắt sẽ được làm trơn trước khi nối, tránh tình trạng gây xước dây khi luồn ống.

Các ống đi ngầm trong tường được tiến hành thi công sau khi xây tường được 5 ngày đảm bảo tường đủ độ cứng không bị rạn nứt trong quá trình đục tường. Khoảng cách giữa hai khớp nối ống sẽ không ngắn hơn 50 mm so với khoảng giữa ống và 25 mm ở đoạn cuối ống. Các ống chôn ngầm trong tường hay trần bê tông luôn được cố định bằng xi măng hoặc bê tông.

Ống đi trong tường theo phương thẳng đứng hoặc song song. Đầu cuối của ống là vị trí của hộp chứa công tắc, ổ cắm, hộp đèn. Cố định ống với các hộp trên bằng khớp nối vặn. Các hộp đèn đặt âm trong sàn bê tông sẽ được nhét giấy hoặc xốp và quấn băng keo phủ kín trước khi cố định vào ván khuôn để tránh hồ bê tông lọt vào. Các ống nối vào được uốn sao cho cách lớp ván khuôn 7 mm để tránh rạn trần sau này.

Ống chạy nổi trên tầng kỹ thuật hoặc trong các hộp kỹ thuật được cố định bằng kẹp ống và khoảng cách giữa các kẹp không lớn hơn 1200 mm. Các vít và tắc kê sẽ được dùng để gắn các kẹp ống và các lỗ được khoan bằng khoan điện.

Các hộp đèn, hộp công tắc ổ cắm được đặt ở cao độ theo thiết kế sẽ dùng ống cân nước để xác định chính xác độ cao các hộp và dùng thước nivo để đảm bảo các hộp sau khi lắp đặt không bị nghiêng lệch.

Các dây, cáp điện đều được phân pha theo màu dây. Dây pha: Màu xanh, đỏ, vàng. Dây trung tính: Màu đen. Dây tiếp địa: Xanh/vàng.

Các dây, cáp điện đều được phân pha theo màu dây. Dây pha: Màu xanh, đỏ, vàng. Dây trung tính: Màu đen. Dây tiếp địa: Xanh/vàng.

2.2. Lắp đặt cáp điện
Công việc thi công hệ thống dây điện, cáp điện được thực hiện sau khi hoàn thành xong công việc lắp đặt hệ thống ống bảo vệ. Việc kéo dây được thực hiện bởi đội ngũ công nhân cơ điện có kinh nghiệm, đảm bảo hệ thống dây được lắp đặt đơn giản, thuận lợi cho việc sửa chữa, thay thế sau này. Số lượng dây trong ống được tính toán sao cho chỉ chiếm không quá 40% tiết diện ống, tạo điều kiện thay thế nếu xảy ra sự cố. Các dây, cáp điện đều được phân pha theo màu dây. Dây pha: Màu xanh, đỏ, vàng. Dây trung tính: Màu đen. Dây tiếp địa: Xanh/vàng. Các dây được phân pha khu vực đúng theo bản vẽ đã thiết kế. Các đầu dây sẽ được đánh dấu thứ tự theo sơ đồ tủ phân phối điện nhằm tạo điều kiện cho việc khoanh vùng nếu có sự cố xảy ra.

PEMOM chỉ thực hiện nối dây tại các hộp nối, hộp công tắc, hộp ổ cắm, hộp máng đèn. không nối dây trong ống. Điều này hạn chế tối đa các sự cố chạm chập do các mối nối không đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra sửa chữa. Các đầu dây và đầu cáp đều dùng các đầu cáp nối vào thiết bị. Đường kính của đầu cáp phù hợp với tiết diện dây, cáp điện. Các mối nối và dây đảm bảo cách điện tuyệt đối toàn hệ thống. Các mối nối, các đường dây tuyệt đối không nối không trùng nhau trên các mặt cắt (phải so le). Khi lắp đặt, khoảng cách các tuyến dây đặt trên trần đến mép cửa, mép cột luôn được thống nhất để không vướng khi lắp đặt các hạng mục khác. Sau khi lắp đặt xong hệ thống dây, PEMOM sẽ kiểm tra cách điện đường dây: Pha – pha, pha – đất, pha – trung tính, trung tính – đất.

Cống cáp ngầm được đặt ở độ sâu tối thiểu 800 mm, những vị trí qua đường hoặc những vị trí có phương tiện giao thông qua lại sẽ được luồn trong ống PVC có bê tông bảo vệ, mật độ dây cáp đi trong ống và máng đảm bảo nhỏ hơn hoặc bằng 40% nhằm giải quyết vấn đề tản nhiệt của dây. Tất cả cáp chôn ngầm đều được PEMOM sử dụng dây cáp dài liên tục, không đứt quãng và có điểm nối. Trong quá trình thi công lắp đặt cáp, nếu phát hiện bị lỗi, cáp bị vật nhọn sắc làm hỏng lớp bảo vệ, cáp bị lỗi do nhà sản xuất (như bị phình, không đồng nhất), PEMOM kiên quyết tạm dừng và sẽ thông báo ngay cho chủ đầu tư, giám sát công trình để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, đảm bảo chất lượng, an toàn cho toàn công trình.

2.3. Lắp đặt tủ điện, bảng điện
Tủ điện có loại có bệ đỡ loại gắn tường. Việc lắp đặt các tủ này sẽ kết hợp với công tác xây dựng. Trước khi hoàn thiện tường sẽ định vị các thanh sắt và tắc kê để sau này lắp đặt tủ.

Trong các tủ sẽ gắn các bảng tên của các nhánh ra nhằm thuận tiện cho việc kiểm tra và vận hành sau này. Các thiết bị trong tủ được lắp đặt, đấu nối, chỉnh định bởi các kỹ sư và công nhân cơ điện bậc cao, có kinh nghiệm và sẽ thử nghiệm bằng các thiết bị chuyên dụng. Bản vẽ kích thước và chi tiết các thiết bị trong tủ sẽ được cung cấp cho chủ đầu tư và tư vấn giám sát trước khi tiến hành sản xuất và lắp đặt tủ. Tủ điện sẽ được chế tạo và lắp đặt theo đúng quy định của hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn IEC.

Các thiết bị lắp đặt trong tủ sẽ được PEMOM đặt hàng và tập hợp tại chân công trình phục vụ công tác tiền lắp đặt ngay sau khi có quyết định trúng thầu để đảm bảo đúng tiến độ. Các tủ điện treo tường sẽ lắp đặt ngay sau khi hoàn thành lớp sơn nước một.

Dây tiếp địa cho tủ điện được tiến hành rải từ vị trí lắp đặt tủ phân phối chính ra đến vị trí cọc tiếp đất. Hệ thống cọc tiếp đất sẽ được tiến hành ngay sau khi san lấp xong bề mặt lắp đặt. Sau khi đóng đủ số cọc theo đúng thiết kế thì thiến hành đo điện trở đất. Nếu các hệ thống tiếp địa sau khi đo đạc cho thông số không đạt theo thiết kế tiêu chuẩn ban đầu PEMOM sẽ chịu trách nhiệm xử lý bổ sung cọc/giếng cho chủ đầu tư cho đến khi điện trở đất đo được đạt yêu cầu. Khi hệ thống tiếp địa đã hoàn thành, tủ điện và thiết bị sẽ được đưa vào vị trí theo thiết kế để tiến hành lắp đặt và đấu nối.

2.4. Lắp đặt thiết bị điện
Trước khi lắp đặt các thiết bị điện, PEMOM sẽ sử dụng các thiết bị và nghiệp vụ kỹ thuật để kiểm tra thông số, chất lượng trước khi đưa tới công trình. Việc này nhằm đảm bảo quá trình giám sát của chủ đầu tư, chỉ huy công trình được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, tránh mất thời gian gây chậm trễ tiến độ xây dựng.

Các thiết bị như đèn chiếu sáng, công tắc và ổ cắm được lắp đặt sau khi kéo dây và hoàn thành lớp sơn hoàn thiện. Các vị trí đèn đặt âm trong sàn bê tông được xác định vị trí trong quá trình xây dựng, đổ bê tông sàn kỹ thuật. Các máng đèn âm trần, âm sàn bê tông sẽ được thiết kế và gia công đảm bảo độ tỏa nhiệt của đèn khi hoạt động. Kích thước và chi tiết máng đèn sẽ được cung cấp cho chủ đầu tư và tư vấn giám sát trước khi tiến hành sản xuất.

Các đầu dây điện nối với công tắc được tuốt vỏ gắn vào công tắc, ổ cắm và domino sao cho phần dây được tuốt nằm gọn trong lỗ đấu dây, không hở ra ngoài dễ gây ra chạm chập. Phần dây được tuốt cũng không được quá ngắn để trách sự tiếp xúc không tốt. Công tắc, ổ cắm trong quá trình lắp đặt được đo bằng cân nivo để đảm bảo ngay ngắn và mỹ thuật.

Khi lắp đặt hệ thống dây dẫn điện và các thiết bị điện PEMOM luôn tuân thủ chặt chẽ các quy trình và qui phạm kỹ thuật, luôn kiểm tra kỹ bản vẽ thiết kế để đảm bảo phối hợp đồng với các nhà thầu khác đúng tiến độ. Các vị trí hộp điện, hộp chờ phải chính xác cả về vị trí lẫn cao độ, đồng thời phải đảm bảo chắc chắn. Các đầu dây chờ luôn có dấu để phân biệt dễ dàng, tránh nhầm lẫn.

Trong quá trình lắp đặt thiết bị điện, PEMOM luôn yêu cầu đội ngũ công nhân không làm hư hỏng, sứt, mẻ lớp vỏ bảo vệ dây điện. Khi lắp đặt đầy đủ các thiết bị điện phải tiến hành thử xông điện và kiểm tra hoạt động của toàn bộ hệ thống điện. Nếu chưa đạt yêu cầu phải khắc phục ngay và kiểm tra lại kỹ lưỡng trước khi tiến hành bàn giao công trình cho chủ đầu tư.

Thi nghiem relay - PEMOMCông tác đo thử nghiệm thu thiết bị/hệ thống luôn được PEMOM chú trọng và đầu tư với các trang thiết bị hiện đại, nhân lực chất lượng cao qua quá trình chuẩn bị nghiêm ngặt

2.5. Công tác đấu nối kiểm tra, nghiệm thu
Công tác đấu nối kiểm tra, nghiệm thu, đấu điện, thử nghiệm, vận hành là công tác cuối cùng trong các bước tiến hành thi công, lắp đặt hệ thống điện công trình. Tuy có tính chất hoàn thiện nhưng đây là công việc đòi hỏi sự tỷ mỷ một cách tối đa. Bất cứ sai sót nào trong quá trình kiểm tra, nghiệm thu đều có thể dẫn đến những thiệt hại về vật chất, thậm chí là tính mạng cho người sử dụng. Vì mức độ quan trọng như vậy, công việc này luôn được PEMOM giao cho các kỹ sư cơ điện và công nhân giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững chắc. Các bước kiểm tra được Cơ – Điện Galaxy tiến hành như sau:

– Đầu tiên, tiến hành bấm đầu cosses cáp trước khi lắp đặt vào điểm nối của thiết bị. 

– Tiếp đến, kiểm tra sơ đồ đấu nối, điện thế sử dụng của thiết bị từ catalogue hoặc trên nhãn thiết bị trước khi tiến hành đấu nối.

– Sau cùng, gắn nhãn mác mã số thiết bị cho các hộp nối, đèn chiếu sáng, máy lạnh, quạt, cần đèn và trụ đèn nhằm tạo sự thuận tiện cho công tác quản lý bảo trì sau này.

Trên đây là 5 bước tiến hành thi công, lắp đặt hệ thống điện công trình. Nội dung chi tiết công việc sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư, hồ sơ thiết kế, quy phạm và tiêu chuẩn TCVN, hoặc các tiêu chuẩn quốc tế IEC, IEEE,….. Khi tiến hành triển khai thi công, những phát sinh tại công trường hoặc theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc các nguyên nhân khác là khó tránh khỏi. Do vậy, kinh nghiệm thi công, lắp đặt, xử lý các vấn đề trong quá trình thầu cơ điện luôn là yếu tố đặt lên hàng đầu đối với bất cứ đơn vị thi công cơ điện nào.

Gọi ngay để nhận được sự tư vấn đặc biệt cho hệ thống của bạn

  • 039 86886 43
  • 0779 55 35 99